Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng sắt thép tăng gần 50% về trị giá, tuy nhiên chỉ tăng 0,2% về lượng so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, nhập khẩu sắt thép trong 2 tháng đạt gần 2,74 triệu tấn, trị giá hơn 1,49 tỷ USD. Hoàng Phú Anh nhận định lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nhập khẩu sắt thép Việt Nam
2 thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam
Trong đó, thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc với hơn 1,53 triệu tấn, trị giá 786 triệu USD. Con số này chỉ tăng khoảng 8% về lượng nhưng xét về trị giá tăng xấp xỉ 62% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc với 304.000 tấn, trị giá 202 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 57% về giá trị. Bên cạnh đó giá thép nhập khẩu tăng hơn 50% chỉ trong 5 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016 ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành sản xuất thép và kể cả các thị trường ngách như gia công các chi tiết, phụ kiện hỗ trợ xây dựng như gối kê thép của Hoàng Phú Anh.
Sắt thép Trung Quốc vẫn “ồ ạt” vào Viện Nam
Năm 2016, lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam đạt 18,4 triệu tấn, tổng kim ngạch 8,02 tỷ USD. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc đạt 10,9 triệu tấn, trị giá hơn 4,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 59% tổng lượng thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 55,5% tổng trị giá.
Trước tình trạng nhập khẩu thép năm 2016, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã đưa ra dự báo ngành sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2017, do phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Một số sản phẩm thép như thép cuộn cán nóng chưa sản xuất được trong nước bắt buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.
>>>Xem thêm: Thép CT3 là gì? Tại sao thép CT3 được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực?
Nguồn từ “wwww.vsa.com.vn”