Trong thi công xây dựng hiện đại, việc nghiên cứu để giảm nhẹ trọng lượng sàn có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, đối với các nước phát triển như Việt Nam đã sử dụng sàn bê tông dự ứng lực vì có những ưu điểm mà sàn bê tông cốt thép thông thường không thể mang lại được. Theo nhiều chuyên gia xây dựng, việc ứng dụng công nghệ sàn bê tông dự ứng lực trong xây dựng dân dụng và công nghiệp là lựa chọn thích hợp cho những đô thị hiện đại trên thế giới. Vậy hãy cùng Hoàng Phú Anh tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm mà sàn bê tông dự ứng lực mang lại đối với thi công xây dựng nhé!
Ưu điểm nổi bật của sàn bê tông dự ứng lực
Như đã nói ở trên, các chuyên gia xây dựng ứng dụng công nghệ bê tông tiền áp này ngày càng nhiều với những ưu nhược điểm cụ thể bên dưới đây:
Ứng dụng rộng rãi
Công nghệ bê tông dự ứng căng trước được ứng dụng trong nhiều dạng công trình khác nhau: xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng. Tuy nhiên, việc thi công ở những công trình lớn, nhà cao tầng của các chủ đầu tư hay dự án nước ngoài là chủ yếu. Đây là một trong những ưu điểm đầu tiên của công nghệ này.
Tiết kiệm tối đa thời gian
Trong thi công, sàn dự ứng lực cần ít bê tông nhưng vẫn đảm bảo đàn hồi và độ ứng tốt hơn bê tông truyền thống. Do vậy, việc tháo dỡ cốp pha sẽ diễn ra sớm hơn, thúc đẩy công trình ngày càng được đẩy nhanh tiến độ và kết thúc dự án sớm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Với kĩ thuật này, dù đẩy nhanh tiến độ công trình nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng của toàn bộ công trình. Thực tế đã rất nhiều công trình lớn trên thế giới, đặc biệt châu Âu thống kê thì đến 70% đều vượt tiến độ khi áp dụng công nghệ này. Bởi vậy mà công nghệ được đánh giá và được coi là phương pháp tối ưu trong lĩnh vực xây dựng hiện nay.
Tiết kiệm nguyên liệu và chi phí rẻ
Bởi kết cấu sàn bê tông và panel tiền chế chính trọng lượng của nó nên giá thành phần xây dựng móng hay thân công trình đều giảm hơn việc sử dụng kết cấu bê tông thông thường. Thực tế, rất nhiều công trình lớn có thể giảm giá thành tối đa lên đến 40% khi áp dụng công nghệ truyền thống.
Cụ thể, sàn bê tông ứng lực căng trước có khả năng vượt nhịp lên đến 20m. Tuy nhiên, nhịp 8 – 12m vẫn là hiệu quả và được các chuyên gia xây dựng nhận định kết cấu nhịp không quá lớn. Do vậy, việc thi công với bê tông ứng lực luôn rẻ hơn bê tông truyền thống. Đặc biệt, việc công nghệ tạo được nhiều không gian dùng hơn khi sử dụng cùng một lượng nguyên liệu đã tiết kiệm chi phí tối đa. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ này còn tiết kiệm chi phí không sử dụng ván khuôn sàn trong thi công.
>>>Xem thêm: Thép CT3 là gì? Tại sao thép CT3 được ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực?
Độ cứng khung sàn cao gấp nhiều lần sàn bê tông truyền thống
Sàn dự ứng lực tiết kiệm nguyên liệu khối lượng cốt thép lên đến 80% nhưng lại tăng chi phí bê tông cường độ cao, neo, thép cường độ cao và nhiều thiết bị khác. Khi kết cấu lớn thì độ cứng khung sàn bê tông ứng lực nhỏ hơn đầm. Do vậy, khi bạn so sánh với độ cứng của bê tông truyền thống thì cao hơn rất nhiều.
>>>Xem thêm: Ứng dụng công nghệ dầm sàn dự ứng lực
Nhược điểm của sàn bê tông dự ứng lực
Thi công cần đơn vị có kinh nghiệm
Mặc dù công nghệ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng vẫn tồn tại nhược điểm lớn nhất chính là qua trình thi công đòi hỏi đơn vị phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao. Theo ông Hoàng Văn Trung – CEO của công ty Hoàng Phú Anh cho biết việc áp dụng sàn bê tông ứng lực bắt buộc phải yêu cầu cao về kỹ thuật, kỹ năng quản lý chặt chẽ và kinh nghiệm thi công. Chính vì thế, các tòa nhà ứng dụng công nghệ này phần lớn vẫn là các dự án đầu tư nước ngoài liên doanh hay các tòa nhà cao tầng do tư vấn nước ngoài thiết kế.
Thông tin trên đây mà Hoàng Phú Anh đã chia sẻ chi tiết ưu nhược điểm của sàn bê tông dự ứng lực. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc của các bạn. Là một công ty hàng đầu trong việc cung cấp phụ kiện chất lượng cao cho ngành xây dựng, đặc biệt là các sản phẩm gối kê thép đạt tiêu chuẩn AS/NZS 2425:2015 của Úc và New Zealand. Hoàng Phú Anh tự hào là đơn vị đồng hành cùng các chủ đầu tư và đơn vị thi công để cho ra đời các công trình chất lượng nhất.
>>>Xem thêm: Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông cốt thép