Với tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng ở Việt nam luôn ở mức cao, và theo dự báo của Business Monitor International, trong giai đoạn 2018-2025 ngành xây dựng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7.6%. Chính vì thế dự kiến số lượng công trình xây dựng sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo. Với đặc thù xây dựng, ngoài việc vận dụng kiến thức chuyên môn còn đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế. Như các bạn đã biết trong công trình xây dựng thì mặt sàn hay cốt thép dầm luôn là yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu chịu lực của tải trọng khi sử dụng. Thế nhưng trên thực tế làm cách nào để bố trí cốt thép dầm đạt tiêu chuẩn, hãy cùng Hoàng Phú Anh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Dầm thép là gì?
Dầm thép được xem là một loại cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng, nếu xét về mặt chịu lực thì dầm chủ yếu chịu uốn. Với ưu điểm nổi bật là có cấu tạo đơn giản, chi phí chế tạo dầm không lớn, vì thế dầm thép được sử dụng rất phổ biến. Ngoài ra bằng cách sử dụng tiết diện dầm thép dẫn đến việc thi công cũng sẽ đơn giản hơn, chủ yếu chỉ là những liên kết bằng mối hàn và bu lông nên thời gian thi công nhanh và công trình nhanh chóng được đưa vào sử dụng.
- Dầm thép cấu tạo đơn giản, chi phí chế tạo dầm không lớn, vì thế dầm thép được sử dụng rất phổ biến
>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý khi có hiện tượng nứt dầm, sàn
Bố trí thép dầm ở tiết diện ngang
Khi tiến hành bố trí thép dầm ở tiết diện ngang các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
Chọn đường kính cốt thép dầm dọc
Cốt thép chịu lực bố trí trong dầm thường có đường kính từ 12- 25mm, tuy nhiên có thể chọn đường kính đến 32mm cho dầm chính. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của mình, Ông Hoàng Văn Trung – CEO công ty TM-DV-SX Hoàng Phú Anh khuyên rằng các bạn không nên lựa chọn đường kính cốt thép dầm lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm. Ngoài ra để quá trình thi công được thuận tiện hơn thì tuyệt đối không được dùng nhiều hơn ba loại đường kính cho cốt thép chịu lực trong mỗi dầm, và các đường kính phải chênh lệch nhau tối thiểu 2mm để tránh sự nhầm lẫn.
Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm
Trong hầu hết các trường hợp thì chiều dày của lớp bảo vệ C sẽ không nhỏ hơn giá trị Co và không được phép nhỏ hơn đường kính cốt thép so với quy định, nên cần có sự phân biệt rõ giữa lớp bảo vệ của C1 (cốt thép chịu lực) và C2 (cốt thép đai):
- C1 – Cốt thép chịu lực:
- Trong bản và tường có chiều dày ≤ 100mm thì Co = 10mm (15mm), còn nếu chiều dài ≥ 100mm thì Co = 15mm (20mm).
- Trong dầm và sườn có chiều cao < 250mm thì Co = 15mm (20mm), còn > 250mm thì Co = 20mm (25mm).
- C2 – Cốt thép cấu tạo, cốt thép đai: Khi chiều cao có tiết diện < 250mm thì Co = 10mm (15mm), còn trong trường hợp tiết diện ≥ 250mm thì Co = 15mm (20mm).
Lưu ý:
- Các giá trị trong dấu ngoặc () chỉ dành cho kết cấu ở ngoài trời hoặc những nơi điều kiện ẩm ướt.
- Tăng chiều dày lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:200 đối với những kết cấu ở trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường nước mặn, và phải lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo điều 8.3 của tiêu chuẩn TCXDVN 5574:2012 đối với kết cấu được làm bằng bê tông nhẹ, bê tông tổ ong.
Khoảng hở của cốt thép dầm
Khoảng hở t giữa hai mép cốt thép chính là khoảng cách thông thủy vì thế cho nên khoảng hở này sẽ không được nhỏ hơn đường kính cốt thép lớn hơn và phải lớn hơn trị số to. Với cốt thép của dầm sàn khi đổ bê tông ở vị trí nằm ngang quy định to đối với cốt thép đặt trên to=30mm và cốt thép đặt dưới to=25mm.
Khi cốt thép đặt thành hai hàng thì trừ hai hàng ở dưới cùng ra, còn các hàng phía trên to=50mm và không được bố trí cốt thép hàng trên vào khe hở hàng dưới nếu cốt thép được đặt thành nhiều hàng.
Trường hợp đặc biệt: Có thể bố trí cốt thép theo cặp và không có khe hở trong các điều kiện chật hẹp mà phải sử dụng nhiều cốt thép. Khoảng hở giữa các cặp tc>=1,5.Ø và phương ghép cặp theo phương đổ bê tông.
Bố trí thép dầm giao nhau tại phần cốt thép dầm
Khi tiến hành đặt cốt thép lên trên dầm các bạn phải bố trí chúng thành hai hàng và đặt cách nhau ra, để cốt thép phía trên của dầm chính được đặt vào khoảng giữa hai hàng đó. Còn nếu cốt thép của dầm chính đã được đặt sẵn thành hai hàng thì phải bố trí chúng cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào ở giữa.
Bố trí cốt thép dầm theo phương dọc
Đối với trường hợp bố trí cốt thép dầm theo phương dọc thì cần chú ý đến các điểm sau:
- Cốt thép dọc chịu kéo As đặt ở phía dưới trong vùng momen dương, và đặt ở phía trên trong vùng momen âm.
- Đặt cốt thép vào tiết diện có momen lớn nhất trong mỗi vùng đã tính toán.
- Số cốt thép còn lại sau khi cắt hoặc uốn phải đủ khả năng chịu lực trên tiết diện nghiêng và tiết diện thẳng góc theo momen uốn.
- Phải neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh cốt thép chịu lực.
- Cốt thép chịu lực phía trên và phía dưới dọc theo trục dầm có thể đặt độc lập nhau hoặc phối hợp với nhau.
Phương pháp đặt cốt thép phối hợp giúp tiết kiệm chi phí hơn tuy nhiên phương pháp này chỉ làm cho việc thi công trở nên phức tạp và việc lựa chọn các thanh thép để bố trí cho đúng cũng khá khó khăn.
Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm bố trí thép dầm đúng tiêu chuẩn từ đơn vị Hoàng Phú Anh với hy vọng rằng sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn tổng quát hơn về loại dầm thép trong lĩnh vực xây dựng. Nếu bạn cần thêm thông tin hữu ích về các loại sản phẩm phù trợ cho ngành xây dựng thì có thể tham khảo website của Hoàng Phú Anh. Là một trong những công ty chuyên về cơ khí xây dựng và gia công vật liệu hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm gối kê thép đạt tiêu chuẩn AS/NZS 2425:2015 của Úc và New Zealand và các loại phụ kiện chất lượng cao khác, Hoàng Phú Anh được các đối tác trong ngành như Toho Leo, STS Systems, Javihs đánh giá cao về chất lượng sản phẩm với mức giá cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi sẽ luôn tiếp tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu cũng như sự tín nhiệm của quý khách hàng trong thời gian tới.
>>>Xem thêm: Nguyên tắc bố trí thép sàn trong các công trình công nghiệp